Bệnh “tay chân miệng” ở yến hót

Dạo quanh các diễn đàn thì mình thấy vấn đề nan giải nhất đối với đa số người nuôi yến hót là các bệnh về chân. Biểu hiện thông thường nhất là chân bị đỏ (thấy rõ các mạch máu) nặng hơn thì bị phù và sưng tấy lên. Nguyên nhân chính là do chim ít vận động, do gien di truyền, do các ký sinh trùng như mạt, rệp, ve tấn công…, do chim bị suy dinh dưỡng, do chim đã quá già. Ban đầu ta thấy chim khi đứng hay co một chân lên. Lúc này có thể nói bệnh đã có dấu hiệu trở nặng và rất nhạy cảm với tác nhân bên ngoài. Chỉ cần bị xây xát nhỏ ở chân khi chim vận động thì lập tức chân chim sẽ sưng đỏ lên và có thể chảy máu. Nếu vết trầy xước nhỏ thì có thể trị bằng cách sát khuẩn ngay bằng thuốc sát khuẩn thông thường như cồn, oxy già….. Còn nếu vết thương đã chảy máu thì sử dụng các chế phẩm giúp cầm máu. Các bệnh này rất dễ trị vì chúng ta đều biết nguyên nhân cơ bản là do chim quá ít vận động, chế độ dinh dưỡng kém làm giảm sức đề kháng của chim, chuồng nuôi sai quy cách, vệ sinh chuồng trại kém khiến chim bay nhảy hay vướng vào nan lồng. Ở SG mình nhận thấy các loại chuồng nan lồng quá khít do chủ nuôi đặt theo yêu cầu là tránh chuột, thằn lằn chui vào phá phách nhưng làm thế sẽ khiến chân chim hay gãy móng thậm chí là cụt chân nếu mắc vào các nan. Về lâu dài chúng ta trị chuột và thằn lằn ko phải bằng cách này (sẽ giải thích thêm ở phần sau). Chim bị chân dạng này thì chuồng nuôi cần phải giữ thật sạch sẽ, phơi nắng thường xuyên và vệ sinh lồng định kỳ

Đây là các loại ve, mạt hay tấn công yến hót và các loài finch





Điều tiếp theo khiến các tay nuôi yến hót hay nản là các bệnh về chân do chế độ dinh dưỡng sai cách gây ra. Bệnh này là do tự bên trong cơ thể chim ko như các tác nhân ngoại cảnh như đã nói ở phần trên. Biểu hiện thì cũng vậy, phải nói là rất khó phân biệt bệnh do yếu tố bên ngoài hay bên trong gây ra vì biểu hiện chim cũng đứng co chân lên, các khớp hay ngón chân bắt đầu bị đỏ dần lên, nặng thì sưng tấy và có thể chảy máu. Nhưng nếu biết do tác nhân dinh dưỡng gây ra thì chúng ta nên tự hỏi là đã cho chim ăn những gì. Có vài bạn hiểu vấn đề này là do chim bị bệnh gout (thống phong) giống như ở người. Cách hiểu này cũng ko sai vì cơ chế gây ra bệnh cũng như biểu hiện ko khác gì bệnh gout ở người. Đó là kết quả của quá trình cơ thể thiếu vận động trầm trọng, dinh dưỡng sai cách (cung cấp một lượng quá lớn hàm lượng chất béo và đạm vào cơ thể). Cơ chế bệnh này giống như gout ở người nên tôi sẽ ko giải thích nhiều và vấn đề quan trọng hơn cả là một khi đã mắc bệnh này thì nó hay tái đi tái lại nhiều lần. Đối với căn bệnh mãn tính này thì cách duy nhất để ngăn ngừa và điều trị là điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng.