Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

DẠY CHỊM YẾN HÓT


             DẠY CHIM YẾN HÓT



I- Tiếng hót của chim yến


Chim yến Canari (Nguồn gốc từ các đảo Canaries ngoài khơi bờ biển phía tây châu Phi) có giọng hót hay. Rồi qua sự huấn luyện đào tạo của các nhà nuôi chim yến ở vùng núi Harz của nước Đức, ngày nay chúng ta đã có một loại yến hót có giọng hót vô cùng độc đáo: giọng hót êm dịu tuyệt vời, khi thì hớn hở du dương, khi thì buồn cảm xa xăm, gợi lòng nhớ quê hương. Giọng hót ấy đủ các loại âm giai:

giọng trầm: (Grave)
giọng cổ (Grognée)
giọng sáo (Flute)
giọng rung (Roulée)
giọng chuông (roulée tintée)
giọng reo (Glou)
giọng nước chảy (Roulée de clapotis)
giọng ru (Berceuse) v.v...
Đó là loại yến dòng dõi yến hót vùng Harz (canari chanteur du Harz). Người sành điệu tìm mua cho được giống yến này và dĩ nhiên giá của nó đắt hơn nhiều so với các loại yến khác.

Ngoài việc nghe tiếng hót để đánh gia,ỏ chúng ta có thể căn cứ thêm vài đặc điểm sau đây để chọn:

Màu sắc: màu lục (thanh yến), màu vàng đậm (hoàng yến), sặc sỡ nhiều sắc (panaché).
Mình thon cao, lanh lợi, cường tráng.
Khi hót mỏ khép lại, phồng mạnh họng lên.
Tiếng hót nhỏ, êm dịu, du dương, không bao giờ hót to một cách ồn ào làm cho ta chói tai.
II- Dạy hót cho chim yến thường

Trong việc nuôi chim yến, người ta phân biệt yến hót và yến màu.
Yến hót là loại thuộc dòng dõi vùng Harz.
Yến màu là loại yến thông thường. Những người nuôi loại yến này chỉ chú trọng đến màu sắc, ít khi nghĩ đến giọng hót của chúng. Chúng hót là theo bản năng. Nếu chúng ta dạy cho chúng hót thì tuy không đạt được trình độ giọng hót của yến vùng Harz, chúng ta có thể cải thiện tiếng hót bản năng của chúng và làm cho




chúng hót hay hơn. Như thế có thể có được những con chim yến vừa có màu sắc đẹp vừa có giọng hót hay.

A
- Chọn thầy dạy hót

Thầy dạy hót là một con chim yến có giọng hót hay.

Nếu kiếm được một con yến hót dòng dõi yến vùng Harz để làm thầy dạy hót thì tốt nhất.
Nếu không thì hãy chọn trong các chim yến thông thường, con nào hót hay hơn hết cũng được. Trong các chim yến thông thường, những con màu lục (thanh yến), những con màu vàng đậm và những con sặc sỡ nhiều màu sắc là những con hót hay nhất.
Một điều quan trọng cần lưu ý là luôn phải chọn một con chim có giọng hót dịu dàng, du dương và uyển chuyển. Đừng bao giờ chọn một con hót to, giọng ồn ào. Vì sao? Vì đây là vấn đề dạy cho chim yến thông thường hót. Mà chim yến thông thường thì luôn luôn muốn hót to hơn một con ở bên cạnh nó. Vì thế nếu con chim mà ta chọn làm thầy dạy hót có giọng hót ồn ào thì các con chim học trò muốn hót thật to để át tiếng hót của thầy. Chúng cố sức hót thật to và như thế chúng không nghe tiếng hót của thầy để bắt chước. Trái lại, nếu chúng ta chọn một con chim có giọng hót dịu dàng, các chim học trò sẽ không kiếm cách át giọng của thầy, chúng lắng tai nghe và học hót theo giọng hót của thầy. Tuy không đạt được đến độ hoàn hảo giọng hót của thầy, các chim học trò có thể lần hồi cải thiện giọng hót bản năng của chúng.
Sau khi đã chọn được con chim để làm thầy dạy hót, chúng ta hãy cách ly nó ra. Đừng bao giờ để nó tiếp xúc với chim mái.
Sau khi nó thay lông xong, giọng hót của nó sẽ trong trẻo. Và chúng ta có được một thầy dạy hót lý tưởng. Trong nhiều năm nó có thể dạy hót cho các chim yến con thông thường.

B
- Cho các chim yến con thông thường học hót như thế nào?

Sau khi các chim con (dưới một năm tuổi) thay lông xong, chúng ta hãy lựa các chim trống riêng ra để cho chúng học hót. Chúng ta có thể nhận ra các chim trống với các dấu hiệu sau: so với chim mái, đầu chim trống tròn hơn, con mắt linh hoạt hơn, dáng điệu cường tráng hơn, sắc lông chung quanh đầu đậm hơn, chân mạnh mẽ hơn.
Tập trung các chim trống ấy vào một cái lồng lớn và để trong một phòng riêng mà ở đó chúng sẽ tiếp xúc với con chim mà ta đã chọn để làm thầy dạy hót.
Nếu chưa quen phân biệt được chim con trống và mái, hãy đặt thêm một cần đậu thứ ba ở giữa lồng và thấp hơn các cần đậu ở hai đầu lồng hình chữ nhật. Sau vài ngày, chúng ta sẽ thấy các chim trống tập trung trên cần đậu đặt thêm ấy để nghe chim thầy cho được rõ hơn, vì lồng chim thầy được đặt gần cần đậu đặt thêm ấy. Còn các chim mái vẫn ở trên các cần đậu của chúng ở hai đầu lồng. Chúng ta hãy



bắt các chim mái ra.
Khi mặt trời sắp lặn, chúng ta hãy che hoàn toàn lồng các chim học trò lại bằng một tấm vải đen. Hãy chiếu sáng lồng của chim thầy bằng đèn điện trong vài giờ



để nó tiếp tục hót; sau đó tắt đèn và cứ để tất cả như thế. Bình minh hôm sau bài học lại tiếp tục. Khi chúng ta đến cho chim ăn và săn sóc chúng, hãy cất tấm vải đen đi.
Ngày nào cũng tiếp tục làm như thế.
Muốn các bài học hót có kết quả, chúng ta phải để cho các chim con học hót suốt năm với chim thầy của chúng.
Năm thứ hai, chúng ta có thể cho chim học trò năm thứ hai học chung với chim học trò năm thứ nhất.

Kết luận: Nghề chơi cũng lắm công phu. Nhưng nếu chúng ta theo đúng các điều chỉ dẫn trên đây, chúng ta sẽ có được những con chim yến vừa làm cho chúng ta vui mắt vừa làm cho chúng ta vui tai.

2/- Kinh nghiệm nuôi chim Yến những sổ sách cần ghi chép

Người nuôi chim yến nên có 3 quyển vở để ghi chép những dữ kiện cần thiết về các con chim mình nuôi.

Một quyển vở về huyết thống của chim giống.
Một quyển vở nuôi chim.
Một quyển vở để ghi chép những dữ kiện về chim non.
I- Vở về huyết thống của chim giống:

Mẫu sổ huyết thống của chim giống
Trang bên tay trái Trang bên tay mặt
(1) Bố mẹ của chim giống (2) Chim giống
* Bố của chim trống
- Ngày tháng năm sinh
- Số vòng
- Sắc lông
Hình vóc
- Giọng hót
* Mẹ của chim trống
- Ngày tháng năm sinh
- Số vòng
- Sắc lông
Hình vóc





* Bố của chim mái
- Ngày tháng năm sinh
- Số vòng
- Sắc lông
Hình vóc
- Giọng hót
* Mẹ của chim mái
- Ngày tháng năm sinh
- Số vòng
- Sắc lông
Hình vóc (*) * Chim trống
- Ngày tháng năm sinh
- Số vòng
- Sắc lông
- Hình vóc
- Giọng hót
* Chim mái
- Ngày tháng năm sinh
- Số vòng
- Sắc lông
- Hình vóc
* Ngày dự định sẽ ghép đôi (*)
- Tuổi của chim trống đến ngày dự định sẽ ghép đôi...
- Tuổi của chim mái đến ngày dự định sẽ ghép đôi... Trên trang này ghi các nhận xét về sự ghép đôi ấy. Sau đó ghi tiếp các dữ liệu về các con chim sinh ra từ sự ghép đôi ấy.
Mỗi chim non:
- Ngày tháng năm sinh
- Số vòng
- Sắc lông
- Trống mái
(*)Ngày dự định sẽ ghép đôi, xin xem lại bài về nguyên lý nhịp giống - trống và nhịp giống - mái của chim (TC Hoa Cảnh số Xuân Đinh Sửu 1997)

Trong một bài đăng trong Tạp chí Hoa Cảnh số 2/1997 tôi đã trình bày vấn đề phải chọn chim giống (trống và mái), như thế nào để chim con có hình vóc cao lớn khỏe mạnh, hót hay và màu sắc đẹp đẽ, rực rỡ. Khi đã chọn được chim giống rồi, ta hãy ghi chép các dữ kiện vào một quyển vở, gọi là vở về huyết thống của chim giống.

Ta dùng một quyển vở học sinh. Ta chia trang bên trái thành hai phần bằng nhau; vậy là ta có 2 cột.





- Trong cột thứ nhất, ta ghi các dữ kiện về bố mẹ của chim giống.
- Trong cột thứ hai ta ghi dữ kiện về chim giống. (trống và mái)

Trên trang bên phải không chia cột, ta sẽ ghi chép các nhận xét về sự ghép đôi ấy. Thí dụ như sự ghép đôi có đem lại những kết quả đúng như ta mong muốn khi ta chọn chim giống hay không.

Sau đó ta ghi chép các dữ kiện về các chim con.

II- Vở nuôi chim:

Vở nuôi chim phải ghi đầy đủ ngày ghép đôi, ngày đạp mái, ngày đẻ trứng đầu tiên, số trứng đẻ, số trứng có cồ(1), ngày bắt đầu ấp, số con nuôi được, ngày đeo vòng, số vòng, trống hay mái, sắc lông.

Trong phần ghi chú có thể ghi các dữ kiện khác về chim con (dưới 28 ngày) thí dụ hình vóc, sức khỏe, bộ điệu, lanh lợi hay thờ ơ..v.v....

III- Vở ghi chép những dữ kiện về chim con:

Các dữ kiện về chim con đã được ghi vắn tắc ở phần bị chú của quyển vở thứ hai (vở nuôi chim). Nhưng muốn ghi đầy đủ các chi tiết về chim con, ta có thể dùng thêm một quyển vở thứ ba để ghi chép cho đầy đủ hơn.

IV- Phần bổ túc:

a- Tuần trăng lên, tuần trăng xuống.

Theo kinh nghiệm của những người nuôi chim yến, nên ghép đôi chim yến trong tuần trăng lên chứ đừng ghép đôi trong tuần trăng xuống.
Thật ra, tuần trăng lên và tuần trăng xuống đề cập trong việc ghép đôi chim yến là căn cứ vào ngày sinh của con chim, chứ không phải là căn cứ vào tuần của mặt trăng và âm lịch. Xin nhắc lại trong mỗi chu kỳ 23 ngày của nhịp giống trống ta có 2 lần trăng lên và 2 lần trăng xuống. Và trong mỗi chu kỳ 28 ngày của nhịp giống mái ta cũng có 2 lần trăng lên và 2 lần trăng xuống. Rõ ràng là không liên hệ gì đến tuần của trăng. (các bạn có thể xem về việc ghép đôi chim yến theo các nguyên lý về các nhịp sinh lý của nhà bác học người Đức W.Flies đăng trong Tạp chí Hoa Cảnh số xuân Đinh sửu 1997).

b- Trứng có cồ:

Trứng có cồ tức là trứng được thụ tinh; trứng không có cồ tức là trứng không được





thụ tinh, còn được gọi là trứng trong.Muốn biết trứng có cồ hay không, có 2 cách: Một là soi trứng; hai là tắm trứng.

* Soi trứng:
sau khi trứng được ấp từ 5 đến 6 ngày. Với một cái muỗng cà phê, ta lấy một cái trứng ở trong ổ ra, để nhẹ vào một cái hộp có lót bông; hãy cầm cái trứng ấy giữa ngón cái và ngón trỏ thật nhẹ nhàng vì trứng rất dễ vỡ; giơ trứng ra ánh sáng và dùng bàn tay kia làm chụp che mắt khỏi chói. Nếu trứng có cồ nghĩa là được thụ tinh, ta sẽ thấy một chấm đen nhỏ ở đầu nhọn của trứng.
Trong trường hợp ấy hãy đặt trứng vào tổ. Nếu là trứng không có cồ, ta thấy nó trong sáng, không có màu sắc gì. Phế bỏ trứng ấy. Tiếp tục làm như vậy với các trứng khác. Nếu tất cả các trứng đều là trứng trong, cho chim mái tiếp tục ấp là điều vô ích, chỉ làm cho nó mệt lâu hơn mà thôi. Ta hảy lấy tổ ra và thay thế bằng chậu tắm. Hãy đợi khoảng mười ngày sau hảy ghép đôi lại.

* Tắm trứng:
Hãy rót nước hơi âm ấm vào một cái bát, dùng muỗng cà phê lấy các trứng đã ấp 9 ngày ra và bỏ vào bát nước ấy. Trứng trong sẽ nổi lên trên mặt nước. Trứng có cồ thì chao đảo, quan sát kỹ ta thấy dường như trứng muốn dựng đứng dậy hoặc di chuyển trong nước. Ta hãy phế thải các trứng trong và đặt lại các trứng đã được thụ tinh vào tổ. Tắm trứng như vậy cũng còn giúp cho trứng nở tốt.

c- Đeo vòng:
Ta có thể đeo vòng cho chim con trong các ngày 8, 9, và 10 sau khi chúng nở ra.
Khi đeo vòng cho chim con, ta phải rửa tay cho thật sạch, tránh có mùi thuốc hút; đừng sờ vào tổ như vậy khỏi sợ chim mẹ bỏ chim con.
Việc đeo vòng được thực hiện làm 3 giai đoạn:

Ta nắm chim con trong tay trái, đưa chân nó lên trên; với một chút nước miếng hay va-dơ-lin, ta thấm ướt chiếc vòng và các ngón chân của chim; dùng ngón cái và ngón trỏ của tay trái; ta chụm ba ngón trước của chân chim vào nhau; ta đẩy chiếc vòng cầm trong tay mặt qua ba ngón trước của chân chim con; hãy cẩn thận với móng của các ngón chân ấy.
Dùng ngón tay trái đè ngón chân sau của chim vào chân của chim, tay mặt từ từ đẩy chiếc vòng qua khỏi ngón chân sau của chim. Cũng phải rất cẩn thận đừng làm rách móng của ngón chân chim trong lúc làm thao tác ấy. Chiếc vòng đã được đeo vào nhưng đừng nằm quá cao nơi chân chim.
Hãy đẩy nhẹ chiếc vòng xuống để cho nó ở vào vị trí bình thường.
Mẫu vở nuôi chim
Chim Bố:
- Số vòng
- Ngày tháng năm sinh
- Sắc lông
- Vóc dáng
- Giọng hót Chim mẹ:
- Số vòng
- Ngày tháng năm sinh
- Sắc lông
- Vóc dáng Ngày ghép đôi:
Ngày
Đạp mái Đẻ Số trứng Số trứng có cồ Ấp Tỉ lệ nở Đeo vòng Số vòng số con nuôi được Trống mái sắc lông
(Tài liệu tham khảo trên diễn đàn chim cá cảnh aquabird.com)

1 nhận xét: