Viết bởi QUỐC LÂM |
Thứ hai, 30 Tháng 8 2010 13:27 |
Chim yến Canary được con người thuần dưỡng cách đây 400 năm. Đầu tiên, khi các cuộc chiến tranh giành lãnh địa, lãnh hải xảy ra giữa các quốc gia thuộc châu Âu, người ta đã đem về đất liền những chú chim yến hoang dã, vóc bé nhỏ, màu lông xanh tối với những phớt vàng màu cỏ úa từ quần đảo Canaries bên bờ Đại Tây Dương và trên đảo Elbe thuộc Địa Trung Hải. Tuy không đẹp nhưng bù lại, giọng hót của nó quyến rũ người nghe ngay lập tức. Nó có tên khoa học là Serius Canaries. Để giữ độc quyền, người Tây Ban Nha chỉ bán ra nước ngoài những chú chim trống. Đến thế kỷ 17, người Ý đánh cắp được những con mái và bắt đầu hình thành “công nghiệp sinh sản”. Ngày nay yến Canary đã dược lai tạo và ổn định giống qua việc xử lý gène trong các phòng thí nghiệm của các nhà điểu học với hàng ngàn màu sắc diễm kiều khác nhau được tung ra khắp thế giới, trở thành loại chim cảnh có màu sắc thu hút nhất với giọng hót hay nhất trong các loài chim có tiếng hót hay cùng sự điều nghiên có chọn lọc về tiết tấu chính, phụ. Yến Canary có chất giọng “siêu đẳng quốc tế” phải là giống yến có nguồn gốc nuôi dưỡng tại vùng núi Harz của nước Đức. Với giọng hót nhiều tiết tấu chính và một số tiết tấu phụ, khi trình diễn, nó điều tiết khẽ khàng, êm tai với cái mỏ luôn khép. Kế đến là yến vùng Flandre nước Bỉ. Giọng hót của nó sinh động hẳn với gần 20 tiết tấu nhưng lại pha tạp một số âm chói tai, thô cứng, khi hót cái mỏ thỉnh thoảng há ra. Nước Anh đã tạo được giống Hắc yến hoặc giống Lizard Norwich. Pháp tạo được giống lông xoắn toàn thân độc nhất vô nhị. Bỉ có giống Malinois. Đức có giống Harz, Saxon hót cực hay với những búp lông như những cái mũ đội đầu. Và rất nhiều dòng chim yến khác ở các nước khác, trở thành biểu tượng riêng cho mỗi quốc gia. Ở Việt Nam thường thấy nhất là Hoàng Yến, Hồng Yến, Bạch Yến, Panachée (sặc sỡ nhiều màu), tiếp đến là dòng Agate và dòng Isabelle… với những vệt màu sọc thanh tú như đường vân của những viên mã não, hoặc ngời vàng hoặc ửng bạc. Trong khâu chăn nuôi, có lẽ kỹ thuật ghép đôi là hấp dẫn và tế nhị nhất. Nó cho phép người nuôi lao động ở mức ý tứ cao nhất: từ thức ăn, thời tiết, thời kỳ động dục, sức khoẻ chim trống-mái, màu sắc đến gène ẩn hoặc trội do di truyền từ bố mẹ; nó cho phép người nuôi sống với hạnh phúc nho nhỏ trong sự chờ đợi kết quả ở tương lai, khi những ổ chim non nở ra, rồi sau 8 ngày màu lông xuất hiện. Đối với người chăn nuôi và kinh doanh, màu sắc của lông quyết định sự thành đạt trên thị trường. Người ta còn nhớ rằng, khi con Bạch Yến đầu tiên ra đời, nó đã đánh đổ sự nghiệp lai tạo của các nhà bác học trước đó. Với màu trắng tinh khôi, thướt tha, Bạch Yến ngự trị khắp hoàn cầu như một bà hoàng trẻ trung! Bạch Yến là kết quả lấy ra phần lớn những sắc tố, một cơ thể bạch tạng với cái tên: Albino. Nhưng nhanh chóng sau đó, Bạch Yến mất đi giá trị ban đầu, nhường chỗ cho những sắc màu kỳ ảo và khó tạo hơn. Người Việt Nam bắt đầu làm quen với chim yến Canary cách đây 100 năm do người Pháp đem vào, và dĩ nhiên, ngày nay cũng thừa hưởng và cập nhật được sự hình thành 3 trường phái chính: yến hót, yến màu và yến dáng. Trong đó kỳ công lớn nhất và giá trị nhất vẫn là sự tổng hợp để cho ra đời dòng chim có màu lông mượt mà, vóc dáng đẹp cùng giọng hót dài, du dương điêu luyện. Người nuôi chim ở ta ví von: Nếu hoạ mi là “ca sĩ của rừng xanh” thì chim yến Canary là “nhạc sĩ của phòng khách”! Từ chim hoang dã thành chim yến nhà (Được viết bởi NgngHai, thành viên uy tín của aquabird) Thủy tổ loài yến nhà là loài yến hoang dã Serinus canaria, một loài finch hót hay, sống ở các quần đảo Azores, Madeira và Canary, có màu vàng và nâu như sau: Từ cuối thế kỷ 16 đến nay, con người đã lai tạo được rất nhiều giống yến nhà với thanh, sắc và dáng khác nhau. Được vậy là do có nhiều loài finch hoang dã bị bắt chịu để ghép giống và qua đó người ta đã có những nguồn gien quí trong những con chim lai để làm giống tiếp. Trong những loài finch hoang dã dùng lai ghép, thấy có nói đến những con Serinushoặc Carduelis như: - Serinus mozambicus / Thạch yến vàng(xanh) : - Serinus leucopygius / Thạch yến xám(ghi) : - Carduelis carduelis ( lovely, liquid, twittering song ) : - Carduelis tristis ( canarylike song ) : - carduelis canabina ( sweet, twangy song ) : Đặc biệt từ thế kỷ thứ 19, màu đỏ cam của giống yến sau đây: có nguồn gien từ con finch rừng Venezuela/Colombia có tên là Red Siskin/Carduelis cucullata : Loài này bị bắt khá cạn kiệt và đang bị đe doạ rất nhiều ( Năm 1981, ước chỉ còn khoảng 600 con trong hoang dã ). Tiếng hót yếu, nhưng bù lại bộ lông nó có màu đỏ tươi. Người ta đã cho ghép con trống Red Siskin với con mái canary nhà để được những con chim trống lai có khả năng sinh sản tốt và có thể dùng gây giống tiếp.Thật kỳ diệu ! Đến giờ các nước như Anh, Đức, Pháp, Bỉ, ... đều đúc được những giống yến riêng nổi tiếng. Chúng ta chỉ du nhập vào VN được vài giống phổ biến, trong đó cũng có người nuôi đẻ để nhân giống, nhưng đôi khi lai tạp nên chim không đẹp. Như đã thấy, dù không chính thống trong phân loại học, nhưng nhiều loại finch giòng Carduelis đã được ghép với canary nhà. VN cũng có những con finch hoang dã giòng Carduelis thuộc họ Sẻ Thông- trong đó có con Sẻ Thông Họng Vàng(Vietnamese Greenfinch/Carduelis monguilloti) đặc hữu cũng khá đẹp: ... nhưng rất tiếc là nó không hót mà chỉ kêu ngắn và nhỏ thôi ! |
Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013
XUẤT XỨ CỦA CHIM YẾN HÓT NGÀY NAY
Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013
TRẠI NHỎ YẾN HÓT Ở NHÀ BLOGGER
Vài hình ảnh yến hót nhà mình chia xẻ cùng các bạn, đàn chim khoảng 50-60 con đủ loại Hồng, Hoàng, Thanh, Agate, Bạch.. có dịp mời các bạn ghé chơi.
Cặp Hồng Hà Lan chủ yếu làm cảnh, chưa ra được lứa nào nhưng trông rất đã...
Tự thiết kế một avary, cũng dễ thương phải không các bạn.
Ổ chim thanh yến được 3 con, rất dễ thương. Chim bố mẹ tương đối chuẩn, không
biết lứa con ra sao, hên xui...
Một lứa hồng yến được 3 tháng, không dùng Cantax, chim to con, bay nhảy rất vui mắt.
Bầy chim thanh yến non vừa ra ràng, móng chân đen, mỏ chim đen rất chuẩn
Ổ chim hồng nở được 3 em, chụp hơi xa nên hình mờ.
Ổ chim thanh non 1 tháng vừa ra ràng
10 CÁCH PHÂN BIỆT TRỐNG MÁI
Mười cách phân biệt chim trống và chim mái
1.Khi chim non được 3 ngày tuổi, bắt đầu có những đường gân xuất hiện ở bụng và phần tu (bộ phần này chắc ai cũng biết). Nếu phía trước tu có hoa văn hình chữ V thì là con trống và ngược lại không có là mái. Dĩ nhiên phần hoa văn này tồn tại đến già nhưng thời gian nhận biết nhất là khi chim non chưa mọc lông.
2.Khi chim non được 5-8 ngày tuổi (tức là thời gian đeo vòng), bắt tất cả chim non trong cùng ổ ra đặt lên miếng vải và xếp thành hàng ngang như kiểu chuẩn bị cho đua ngựa. Con nào chạy được xa nhất là con trống.
3.Khi đeo vòng cho chim nên chú ý con chim nào có ngón giữa dài hơn hai ngón còn lại và khó đeo vòng hơn là con trống, con cái thì 3 ngón chân gần như bằng nhau.
4.Khi đeo vòng cho chim bạn nên chú ý phần lưng của chim non. Phần lông dọc theo lưng của chim trống cưng hơn và có màu sắc sẫm hơn con mái. Nhớ ghi lại vào sổ theo dõi.
5.Trước khi chim nhỏ bắt đầu mọc lông, nhìn từ trên cao xuống nếu con nào phần đầu bằng thì là con trống, con mái thì đầu tròn hơn.
6.Khi được khoảng 6-7 ngày, chim bắt đầu mở mắt, từ thời gian này cho đến lúc trưởng thành, phần mắt của chim trống gần như tạo với mỏ thành hình bình hành. Mắt của con mái thì nằm phía trên mỏ đây cũng là lý do mà đầu của chim mái tròn hơn chim trống.
7.Khi chim non nằm trong ổ được bón ăn, hãy chú ý quan sát. Con nào vươn lên cao nhất và tiếng kêu cũng to nhất, được cho ăn đầu tiên sẽ là con trống, chim mái vì chân ngắn hơn nên đứng không cao đồng thời đầu cũng nhỏ hơn nên ăn cũng ít hơn.
8.Khi chim được 28-30 ngày, một số chim trống bắng đầu tập ríc, bạn có thể quan sát thấy cổ họng của chim trống rung. (Con chim bắt đầu tập hót không có nghĩa sau này là con chim hót hay nhất mà chẳng qua là nó tập hót sớm hơn cả thôi).
9.Khoảng 5 tháng tuổi, khi thay lông xong thì con trống bao giờ lông cũng sáng và màu sẫm hơn.
10.Trong đàn chim trống có thể bạn phát hiện ra một số con mái dù chim đã khoảng 6 tháng tuổi. Lúc đó chim mái thường quỵ chân ở trên cầu do kết cấu của cơ thể. Chim mái cũng có thể đánh nhau với chim trống do chim trống ở tầm tuổi này đang tích cực tập hót do chưa vào thời kỳ sinh sản.
Phương pháp đặc biệt: Nếu đã dùng mười phương pháp trên mà vẫn không phân biệt được đâu là chim trống, đâu là chim mái thì có một cách chắc chắn 100% có thể sử dụng: nếu nhìn thấy chim đẻ trứng thì chắc chắc đó là chim mái. Ha ha!
(Tham khảo Internet)
DẠY CHỊM YẾN HÓT
DẠY CHIM YẾN HÓT
I- Tiếng hót của chim yến
Chim yến Canari (Nguồn gốc từ các đảo Canaries ngoài khơi bờ biển phía tây châu Phi) có giọng hót hay. Rồi qua sự huấn luyện đào tạo của các nhà nuôi chim yến ở vùng núi Harz của nước Đức, ngày nay chúng ta đã có một loại yến hót có giọng hót vô cùng độc đáo: giọng hót êm dịu tuyệt vời, khi thì hớn hở du dương, khi thì buồn cảm xa xăm, gợi lòng nhớ quê hương. Giọng hót ấy đủ các loại âm giai:
giọng trầm: (Grave)
giọng cổ (Grognée)
giọng sáo (Flute)
giọng rung (Roulée)
giọng chuông (roulée tintée)
giọng reo (Glou)
giọng nước chảy (Roulée de clapotis)
giọng ru (Berceuse) v.v...
Đó là loại yến dòng dõi yến hót vùng Harz (canari chanteur du Harz). Người sành điệu tìm mua cho được giống yến này và dĩ nhiên giá của nó đắt hơn nhiều so với các loại yến khác.
Ngoài việc nghe tiếng hót để đánh gia,ỏ chúng ta có thể căn cứ thêm vài đặc điểm sau đây để chọn:
Màu sắc: màu lục (thanh yến), màu vàng đậm (hoàng yến), sặc sỡ nhiều sắc (panaché).
Mình thon cao, lanh lợi, cường tráng.
Khi hót mỏ khép lại, phồng mạnh họng lên.
Tiếng hót nhỏ, êm dịu, du dương, không bao giờ hót to một cách ồn ào làm cho ta chói tai.
II- Dạy hót cho chim yến thường
Trong việc nuôi chim yến, người ta phân biệt yến hót và yến màu.
Yến hót là loại thuộc dòng dõi vùng Harz.
Yến màu là loại yến thông thường. Những người nuôi loại yến này chỉ chú trọng đến màu sắc, ít khi nghĩ đến giọng hót của chúng. Chúng hót là theo bản năng. Nếu chúng ta dạy cho chúng hót thì tuy không đạt được trình độ giọng hót của yến vùng Harz, chúng ta có thể cải thiện tiếng hót bản năng của chúng và làm cho
chúng hót hay hơn. Như thế có thể có được những con chim yến vừa
có màu sắc đẹp vừa có giọng hót hay.
A- Chọn thầy dạy hót
Thầy dạy hót là một con chim yến có giọng hót hay.
Nếu kiếm được một con yến hót dòng dõi yến vùng Harz để làm thầy dạy hót thì tốt nhất.
Nếu không thì hãy chọn trong các chim yến thông thường, con nào hót hay hơn hết cũng được. Trong các chim yến thông thường, những con màu lục (thanh yến), những con màu vàng đậm và những con sặc sỡ nhiều màu sắc là những con hót hay nhất.
Một điều quan trọng cần lưu ý là luôn phải chọn một con chim có giọng hót dịu dàng, du dương và uyển chuyển. Đừng bao giờ chọn một con hót to, giọng ồn ào. Vì sao? Vì đây là vấn đề dạy cho chim yến thông thường hót. Mà chim yến thông thường thì luôn luôn muốn hót to hơn một con ở bên cạnh nó. Vì thế nếu con chim mà ta chọn làm thầy dạy hót có giọng hót ồn ào thì các con chim học trò muốn hót thật to để át tiếng hót của thầy. Chúng cố sức hót thật to và như thế chúng không nghe tiếng hót của thầy để bắt chước. Trái lại, nếu chúng ta chọn một con chim có giọng hót dịu dàng, các chim học trò sẽ không kiếm cách át giọng của thầy, chúng lắng tai nghe và học hót theo giọng hót của thầy. Tuy không đạt được đến độ hoàn hảo giọng hót của thầy, các chim học trò có thể lần hồi cải thiện giọng hót bản năng của chúng.
Sau khi đã chọn được con chim để làm thầy dạy hót, chúng ta hãy cách ly nó ra. Đừng bao giờ để nó tiếp xúc với chim mái.
Sau khi nó thay lông xong, giọng hót của nó sẽ trong trẻo. Và chúng ta có được một thầy dạy hót lý tưởng. Trong nhiều năm nó có thể dạy hót cho các chim yến con thông thường.
B- Cho các chim yến con thông thường học hót như thế nào?
Sau khi các chim con (dưới một năm tuổi) thay lông xong, chúng ta hãy lựa các chim trống riêng ra để cho chúng học hót. Chúng ta có thể nhận ra các chim trống với các dấu hiệu sau: so với chim mái, đầu chim trống tròn hơn, con mắt linh hoạt hơn, dáng điệu cường tráng hơn, sắc lông chung quanh đầu đậm hơn, chân mạnh mẽ hơn.
Tập trung các chim trống ấy vào một cái lồng lớn và để trong một phòng riêng mà ở đó chúng sẽ tiếp xúc với con chim mà ta đã chọn để làm thầy dạy hót.
Nếu chưa quen phân biệt được chim con trống và mái, hãy đặt thêm một cần đậu thứ ba ở giữa lồng và thấp hơn các cần đậu ở hai đầu lồng hình chữ nhật. Sau vài ngày, chúng ta sẽ thấy các chim trống tập trung trên cần đậu đặt thêm ấy để nghe chim thầy cho được rõ hơn, vì lồng chim thầy được đặt gần cần đậu đặt thêm ấy. Còn các chim mái vẫn ở trên các cần đậu của chúng ở hai đầu lồng. Chúng ta hãy
A- Chọn thầy dạy hót
Thầy dạy hót là một con chim yến có giọng hót hay.
Nếu kiếm được một con yến hót dòng dõi yến vùng Harz để làm thầy dạy hót thì tốt nhất.
Nếu không thì hãy chọn trong các chim yến thông thường, con nào hót hay hơn hết cũng được. Trong các chim yến thông thường, những con màu lục (thanh yến), những con màu vàng đậm và những con sặc sỡ nhiều màu sắc là những con hót hay nhất.
Một điều quan trọng cần lưu ý là luôn phải chọn một con chim có giọng hót dịu dàng, du dương và uyển chuyển. Đừng bao giờ chọn một con hót to, giọng ồn ào. Vì sao? Vì đây là vấn đề dạy cho chim yến thông thường hót. Mà chim yến thông thường thì luôn luôn muốn hót to hơn một con ở bên cạnh nó. Vì thế nếu con chim mà ta chọn làm thầy dạy hót có giọng hót ồn ào thì các con chim học trò muốn hót thật to để át tiếng hót của thầy. Chúng cố sức hót thật to và như thế chúng không nghe tiếng hót của thầy để bắt chước. Trái lại, nếu chúng ta chọn một con chim có giọng hót dịu dàng, các chim học trò sẽ không kiếm cách át giọng của thầy, chúng lắng tai nghe và học hót theo giọng hót của thầy. Tuy không đạt được đến độ hoàn hảo giọng hót của thầy, các chim học trò có thể lần hồi cải thiện giọng hót bản năng của chúng.
Sau khi đã chọn được con chim để làm thầy dạy hót, chúng ta hãy cách ly nó ra. Đừng bao giờ để nó tiếp xúc với chim mái.
Sau khi nó thay lông xong, giọng hót của nó sẽ trong trẻo. Và chúng ta có được một thầy dạy hót lý tưởng. Trong nhiều năm nó có thể dạy hót cho các chim yến con thông thường.
B- Cho các chim yến con thông thường học hót như thế nào?
Sau khi các chim con (dưới một năm tuổi) thay lông xong, chúng ta hãy lựa các chim trống riêng ra để cho chúng học hót. Chúng ta có thể nhận ra các chim trống với các dấu hiệu sau: so với chim mái, đầu chim trống tròn hơn, con mắt linh hoạt hơn, dáng điệu cường tráng hơn, sắc lông chung quanh đầu đậm hơn, chân mạnh mẽ hơn.
Tập trung các chim trống ấy vào một cái lồng lớn và để trong một phòng riêng mà ở đó chúng sẽ tiếp xúc với con chim mà ta đã chọn để làm thầy dạy hót.
Nếu chưa quen phân biệt được chim con trống và mái, hãy đặt thêm một cần đậu thứ ba ở giữa lồng và thấp hơn các cần đậu ở hai đầu lồng hình chữ nhật. Sau vài ngày, chúng ta sẽ thấy các chim trống tập trung trên cần đậu đặt thêm ấy để nghe chim thầy cho được rõ hơn, vì lồng chim thầy được đặt gần cần đậu đặt thêm ấy. Còn các chim mái vẫn ở trên các cần đậu của chúng ở hai đầu lồng. Chúng ta hãy
bắt các chim mái ra.
Khi mặt trời sắp lặn, chúng ta hãy che hoàn toàn lồng các chim học trò lại bằng một tấm vải đen. Hãy chiếu sáng lồng của chim thầy bằng đèn điện trong vài giờ
Khi mặt trời sắp lặn, chúng ta hãy che hoàn toàn lồng các chim học trò lại bằng một tấm vải đen. Hãy chiếu sáng lồng của chim thầy bằng đèn điện trong vài giờ
để nó tiếp tục hót; sau đó tắt đèn và cứ để tất cả như thế. Bình
minh hôm sau bài học lại tiếp tục. Khi chúng ta đến cho chim ăn và săn sóc
chúng, hãy cất tấm vải đen đi.
Ngày nào cũng tiếp tục làm như thế.
Muốn các bài học hót có kết quả, chúng ta phải để cho các chim con học hót suốt năm với chim thầy của chúng.
Năm thứ hai, chúng ta có thể cho chim học trò năm thứ hai học chung với chim học trò năm thứ nhất.
Kết luận: Nghề chơi cũng lắm công phu. Nhưng nếu chúng ta theo đúng các điều chỉ dẫn trên đây, chúng ta sẽ có được những con chim yến vừa làm cho chúng ta vui mắt vừa làm cho chúng ta vui tai.
2/- Kinh nghiệm nuôi chim Yến những sổ sách cần ghi chép
Người nuôi chim yến nên có 3 quyển vở để ghi chép những dữ kiện cần thiết về các con chim mình nuôi.
Một quyển vở về huyết thống của chim giống.
Một quyển vở nuôi chim.
Một quyển vở để ghi chép những dữ kiện về chim non.
I- Vở về huyết thống của chim giống:
Mẫu sổ huyết thống của chim giống
Trang bên tay trái Trang bên tay mặt
(1) Bố mẹ của chim giống (2) Chim giống
* Bố của chim trống
- Ngày tháng năm sinh
- Số vòng
- Sắc lông
Hình vóc
- Giọng hót
* Mẹ của chim trống
- Ngày tháng năm sinh
- Số vòng
- Sắc lông
Hình vóc
Ngày nào cũng tiếp tục làm như thế.
Muốn các bài học hót có kết quả, chúng ta phải để cho các chim con học hót suốt năm với chim thầy của chúng.
Năm thứ hai, chúng ta có thể cho chim học trò năm thứ hai học chung với chim học trò năm thứ nhất.
Kết luận: Nghề chơi cũng lắm công phu. Nhưng nếu chúng ta theo đúng các điều chỉ dẫn trên đây, chúng ta sẽ có được những con chim yến vừa làm cho chúng ta vui mắt vừa làm cho chúng ta vui tai.
2/- Kinh nghiệm nuôi chim Yến những sổ sách cần ghi chép
Người nuôi chim yến nên có 3 quyển vở để ghi chép những dữ kiện cần thiết về các con chim mình nuôi.
Một quyển vở về huyết thống của chim giống.
Một quyển vở nuôi chim.
Một quyển vở để ghi chép những dữ kiện về chim non.
I- Vở về huyết thống của chim giống:
Mẫu sổ huyết thống của chim giống
Trang bên tay trái Trang bên tay mặt
(1) Bố mẹ của chim giống (2) Chim giống
* Bố của chim trống
- Ngày tháng năm sinh
- Số vòng
- Sắc lông
Hình vóc
- Giọng hót
* Mẹ của chim trống
- Ngày tháng năm sinh
- Số vòng
- Sắc lông
Hình vóc
* Bố của chim mái
- Ngày tháng năm sinh
- Số vòng
- Sắc lông
Hình vóc
- Giọng hót
* Mẹ của chim mái
- Ngày tháng năm sinh
- Số vòng
- Sắc lông
Hình vóc (*) * Chim trống
- Ngày tháng năm sinh
- Số vòng
- Sắc lông
- Hình vóc
- Giọng hót
* Chim mái
- Ngày tháng năm sinh
- Số vòng
- Sắc lông
- Hình vóc
* Ngày dự định sẽ ghép đôi (*)
- Tuổi của chim trống đến ngày dự định sẽ ghép đôi...
- Tuổi của chim mái đến ngày dự định sẽ ghép đôi... Trên trang này ghi các nhận xét về sự ghép đôi ấy. Sau đó ghi tiếp các dữ liệu về các con chim sinh ra từ sự ghép đôi ấy.
Mỗi chim non:
- Ngày tháng năm sinh
- Số vòng
- Sắc lông
- Trống mái
(*)Ngày dự định sẽ ghép đôi, xin xem lại bài về nguyên lý nhịp giống - trống và nhịp giống - mái của chim (TC Hoa Cảnh số Xuân Đinh Sửu 1997)
Trong một bài đăng trong Tạp chí Hoa Cảnh số 2/1997 tôi đã trình bày vấn đề phải chọn chim giống (trống và mái), như thế nào để chim con có hình vóc cao lớn khỏe mạnh, hót hay và màu sắc đẹp đẽ, rực rỡ. Khi đã chọn được chim giống rồi, ta hãy ghi chép các dữ kiện vào một quyển vở, gọi là vở về huyết thống của chim giống.
Ta dùng một quyển vở học sinh. Ta chia trang bên trái thành hai phần bằng nhau; vậy là ta có 2 cột.
- Ngày tháng năm sinh
- Số vòng
- Sắc lông
Hình vóc
- Giọng hót
* Mẹ của chim mái
- Ngày tháng năm sinh
- Số vòng
- Sắc lông
Hình vóc (*) * Chim trống
- Ngày tháng năm sinh
- Số vòng
- Sắc lông
- Hình vóc
- Giọng hót
* Chim mái
- Ngày tháng năm sinh
- Số vòng
- Sắc lông
- Hình vóc
* Ngày dự định sẽ ghép đôi (*)
- Tuổi của chim trống đến ngày dự định sẽ ghép đôi...
- Tuổi của chim mái đến ngày dự định sẽ ghép đôi... Trên trang này ghi các nhận xét về sự ghép đôi ấy. Sau đó ghi tiếp các dữ liệu về các con chim sinh ra từ sự ghép đôi ấy.
Mỗi chim non:
- Ngày tháng năm sinh
- Số vòng
- Sắc lông
- Trống mái
(*)Ngày dự định sẽ ghép đôi, xin xem lại bài về nguyên lý nhịp giống - trống và nhịp giống - mái của chim (TC Hoa Cảnh số Xuân Đinh Sửu 1997)
Trong một bài đăng trong Tạp chí Hoa Cảnh số 2/1997 tôi đã trình bày vấn đề phải chọn chim giống (trống và mái), như thế nào để chim con có hình vóc cao lớn khỏe mạnh, hót hay và màu sắc đẹp đẽ, rực rỡ. Khi đã chọn được chim giống rồi, ta hãy ghi chép các dữ kiện vào một quyển vở, gọi là vở về huyết thống của chim giống.
Ta dùng một quyển vở học sinh. Ta chia trang bên trái thành hai phần bằng nhau; vậy là ta có 2 cột.
- Trong cột thứ nhất, ta ghi các dữ kiện về bố mẹ của chim giống.
- Trong cột thứ hai ta ghi dữ kiện về chim giống. (trống và mái)
Trên trang bên phải không chia cột, ta sẽ ghi chép các nhận xét về sự ghép đôi ấy. Thí dụ như sự ghép đôi có đem lại những kết quả đúng như ta mong muốn khi ta chọn chim giống hay không.
Sau đó ta ghi chép các dữ kiện về các chim con.
II- Vở nuôi chim:
Vở nuôi chim phải ghi đầy đủ ngày ghép đôi, ngày đạp mái, ngày đẻ trứng đầu tiên, số trứng đẻ, số trứng có cồ(1), ngày bắt đầu ấp, số con nuôi được, ngày đeo vòng, số vòng, trống hay mái, sắc lông.
Trong phần ghi chú có thể ghi các dữ kiện khác về chim con (dưới 28 ngày) thí dụ hình vóc, sức khỏe, bộ điệu, lanh lợi hay thờ ơ..v.v....
III- Vở ghi chép những dữ kiện về chim con:
Các dữ kiện về chim con đã được ghi vắn tắc ở phần bị chú của quyển vở thứ hai (vở nuôi chim). Nhưng muốn ghi đầy đủ các chi tiết về chim con, ta có thể dùng thêm một quyển vở thứ ba để ghi chép cho đầy đủ hơn.
IV- Phần bổ túc:
a- Tuần trăng lên, tuần trăng xuống.
Theo kinh nghiệm của những người nuôi chim yến, nên ghép đôi chim yến trong tuần trăng lên chứ đừng ghép đôi trong tuần trăng xuống.
Thật ra, tuần trăng lên và tuần trăng xuống đề cập trong việc ghép đôi chim yến là căn cứ vào ngày sinh của con chim, chứ không phải là căn cứ vào tuần của mặt trăng và âm lịch. Xin nhắc lại trong mỗi chu kỳ 23 ngày của nhịp giống trống ta có 2 lần trăng lên và 2 lần trăng xuống. Và trong mỗi chu kỳ 28 ngày của nhịp giống mái ta cũng có 2 lần trăng lên và 2 lần trăng xuống. Rõ ràng là không liên hệ gì đến tuần của trăng. (các bạn có thể xem về việc ghép đôi chim yến theo các nguyên lý về các nhịp sinh lý của nhà bác học người Đức W.Flies đăng trong Tạp chí Hoa Cảnh số xuân Đinh sửu 1997).
b- Trứng có cồ:
Trứng có cồ tức là trứng được thụ tinh; trứng không có cồ tức là trứng không được
- Trong cột thứ hai ta ghi dữ kiện về chim giống. (trống và mái)
Trên trang bên phải không chia cột, ta sẽ ghi chép các nhận xét về sự ghép đôi ấy. Thí dụ như sự ghép đôi có đem lại những kết quả đúng như ta mong muốn khi ta chọn chim giống hay không.
Sau đó ta ghi chép các dữ kiện về các chim con.
II- Vở nuôi chim:
Vở nuôi chim phải ghi đầy đủ ngày ghép đôi, ngày đạp mái, ngày đẻ trứng đầu tiên, số trứng đẻ, số trứng có cồ(1), ngày bắt đầu ấp, số con nuôi được, ngày đeo vòng, số vòng, trống hay mái, sắc lông.
Trong phần ghi chú có thể ghi các dữ kiện khác về chim con (dưới 28 ngày) thí dụ hình vóc, sức khỏe, bộ điệu, lanh lợi hay thờ ơ..v.v....
III- Vở ghi chép những dữ kiện về chim con:
Các dữ kiện về chim con đã được ghi vắn tắc ở phần bị chú của quyển vở thứ hai (vở nuôi chim). Nhưng muốn ghi đầy đủ các chi tiết về chim con, ta có thể dùng thêm một quyển vở thứ ba để ghi chép cho đầy đủ hơn.
IV- Phần bổ túc:
a- Tuần trăng lên, tuần trăng xuống.
Theo kinh nghiệm của những người nuôi chim yến, nên ghép đôi chim yến trong tuần trăng lên chứ đừng ghép đôi trong tuần trăng xuống.
Thật ra, tuần trăng lên và tuần trăng xuống đề cập trong việc ghép đôi chim yến là căn cứ vào ngày sinh của con chim, chứ không phải là căn cứ vào tuần của mặt trăng và âm lịch. Xin nhắc lại trong mỗi chu kỳ 23 ngày của nhịp giống trống ta có 2 lần trăng lên và 2 lần trăng xuống. Và trong mỗi chu kỳ 28 ngày của nhịp giống mái ta cũng có 2 lần trăng lên và 2 lần trăng xuống. Rõ ràng là không liên hệ gì đến tuần của trăng. (các bạn có thể xem về việc ghép đôi chim yến theo các nguyên lý về các nhịp sinh lý của nhà bác học người Đức W.Flies đăng trong Tạp chí Hoa Cảnh số xuân Đinh sửu 1997).
b- Trứng có cồ:
Trứng có cồ tức là trứng được thụ tinh; trứng không có cồ tức là trứng không được
* Soi trứng:
sau khi trứng được ấp từ 5 đến 6 ngày. Với một cái muỗng cà phê, ta lấy một cái trứng ở trong ổ ra, để nhẹ vào một cái hộp có lót bông; hãy cầm cái trứng ấy giữa ngón cái và ngón trỏ thật nhẹ nhàng vì trứng rất dễ vỡ; giơ trứng ra ánh sáng và dùng bàn tay kia làm chụp che mắt khỏi chói. Nếu trứng có cồ nghĩa là được thụ tinh, ta sẽ thấy một chấm đen nhỏ ở đầu nhọn của trứng.
Trong trường hợp ấy hãy đặt trứng vào tổ. Nếu là trứng không có cồ, ta thấy nó trong sáng, không có màu sắc gì. Phế bỏ trứng ấy. Tiếp tục làm như vậy với các trứng khác. Nếu tất cả các trứng đều là trứng trong, cho chim mái tiếp tục ấp là điều vô ích, chỉ làm cho nó mệt lâu hơn mà thôi. Ta hảy lấy tổ ra và thay thế bằng chậu tắm. Hãy đợi khoảng mười ngày sau hảy ghép đôi lại.
* Tắm trứng:
Hãy rót nước hơi âm ấm vào một cái bát, dùng muỗng cà phê lấy các trứng đã ấp 9 ngày ra và bỏ vào bát nước ấy. Trứng trong sẽ nổi lên trên mặt nước. Trứng có cồ thì chao đảo, quan sát kỹ ta thấy dường như trứng muốn dựng đứng dậy hoặc di chuyển trong nước. Ta hãy phế thải các trứng trong và đặt lại các trứng đã được thụ tinh vào tổ. Tắm trứng như vậy cũng còn giúp cho trứng nở tốt.
c- Đeo vòng:
Ta có thể đeo vòng cho chim con trong các ngày 8, 9, và 10 sau khi chúng nở ra.
Khi đeo vòng cho chim con, ta phải rửa tay cho thật sạch, tránh có mùi thuốc hút; đừng sờ vào tổ như vậy khỏi sợ chim mẹ bỏ chim con.
Việc đeo vòng được thực hiện làm 3 giai đoạn:
Ta nắm chim con trong tay trái, đưa chân nó lên trên; với một chút nước miếng hay va-dơ-lin, ta thấm ướt chiếc vòng và các ngón chân của chim; dùng ngón cái và ngón trỏ của tay trái; ta chụm ba ngón trước của chân chim vào nhau; ta đẩy chiếc vòng cầm trong tay mặt qua ba ngón trước của chân chim con; hãy cẩn thận với móng của các ngón chân ấy.
Dùng ngón tay trái đè ngón chân sau của chim vào chân của chim, tay mặt từ từ đẩy chiếc vòng qua khỏi ngón chân sau của chim. Cũng phải rất cẩn thận đừng làm rách móng của ngón chân chim trong lúc làm thao tác ấy. Chiếc vòng đã được đeo vào nhưng đừng nằm quá cao nơi chân chim.
Hãy đẩy nhẹ chiếc vòng xuống để cho nó ở vào vị trí bình thường.
Mẫu vở nuôi chim
Chim Bố:
- Số vòng
- Ngày tháng năm sinh
- Sắc lông
- Vóc dáng
- Giọng hót Chim mẹ:
- Số vòng
- Ngày tháng năm sinh
- Sắc lông
- Vóc dáng Ngày ghép đôi:
Ngày
Đạp mái Đẻ Số trứng Số trứng có cồ Ấp Tỉ lệ nở Đeo vòng Số vòng số con nuôi được Trống mái sắc lông
(Tài liệu tham khảo trên diễn đàn chim cá cảnh aquabird.com)
KINH NGHIỆM NUÔI YẾN HÓT
KINH NGHIỆM CHĂM CHIM YẾN
|
||||
THỨC
ĂN CHO CHIM YẾN
Từ kinh nghiệm nuôi chim cảnh của bản thân kết hợp với tham khảo sách vở, trại chim của các nhà nghiên cứu nuôi chim cảnh nổi tiếng trên thế giới, tôi nhận thấy một trong những sai lầm của đa số người nuôi chim cảnh ở nước ta là cho chim một chế độ ăn quá đơn điệu, không đủ chất, trong khi ngoài thiên nhiên chúng ăn một hỗn hợp thức ăn đa dạng hơn rất nhiều. Dĩ nhiên những vấn đề khác trong chăm sóc cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng chim cảnh sống không đủ tuổi thọ của chúng, nhưng không thể không nhìn nhận tầm quan trọng của chế độ ăn hợp lí. Sau dây là vài kinh nghiệm của tôi trong việc cho Canary ăn: 1-Thức ăn hạt: đa dạng, sử dụng tất cả các loại hạt nhỏ vừa miệng chim mà VN có thể tìm được. Công thức thông thường của tôi: 50% kê (bao gồm tất cả các loại kê vỏ vàng, kê vỏ đỏ, kê vỏ trắng với số lượng bằng nhau hoặc nhiều kê vàng, nhiều kê đỏ hơn tuỳ mùa), 20% hạt yến mạch, 20% hạt cải xanh, 10% hạt mè (hạt vừng) gồm 5% mè đen+5%mè vàng. Có thể cho thêm hoặc thay vào kê một chút thóc (lúa) loại hạt nhỏ, vỏ mềm, hoặc hạt hướng dương nhỏ.Trong trường hợp khó tìm hạt yến mạch, có thể thay thế bằng hạt xà-lách. Mỗi chú chim kích thước bình thường ăn khoảng 1-1.5 muỗng canh hạt hỗn hợp/ngày. Lưu ý chung: cần cân đối các loại hạt chứa dầu béo với hoàn cảnh sống của chim. Nếu chuồng nhỏ, chật chội, nên hạn chế số lượng hạt mè, hướng dương, vì ăn nhiều mà ít hoạt động chim sẽ béo phì. Nếu chuồng rộng rãi, chim bay nhẩy thoải mái, thì có thể tăng lượng hạt béo lên. Quan điểm riêng của GC thì kích thước chuồng lí tưởng cho 1 chú Canary là dài 50cm, cao 70cm, rộng 40cm. Cho một cặp chim trống mái là dài 120cm, cao 45-50cm, rộng 40cm.Nhưng thông thường các loại lồng chuồng bán trên thị trường không được như vậy, hơn nữa lồng nuôi to sẽ chiếm diện tích nhà vốn nhỏ hẹp, nên ai có điều kiện thế nào thì làm thế nấy! 2-Thức ăn mềm a. bánh mì khô (loại nhạt hoặc có chút bơ) bóp nhuyễn hay nghiền nát thành bột bánh mì. b. Trứng gà luộc chín từ 15-20 phút, để từ từ cho trứng nguội. Không nên dùng nước lạnh để làm trứng nguội ngay, sẽ thay đổi một số thành phần trong trứng, chim ăn khó tiêu. Sử dụng cả lòng đỏ, lòng trắng, dùng cái dĩa nghiền trứng thật nhỏ. c. Cà-rốt tươi rửa sạch, băm hoặc xay nhuyễn. Trộn tất cả 3 thành phần trên vào nhau, tạo ra một hỗn hợp thức ăn mềm không quá dính tay. Chim ăn sẽ rất ngon miệng. Mỗi ngày hoặc cách ngày cho chim ăn một lần theo khẩu phần 1 muỗng cà-phê/1 con. Nếu chim ăn không hêt thì cuối ngày cần vứt bỏ thức ăn mềm đi, vì qua ngày chúng sẽ bị lên men. (nhưng thông thường là chúng sẽ ăn hêt! ) Để khỏi mất thời gian chuẩn bị, bột bánh mì có thể làm sẵn một vài kí cất nơi khô ráo, cà-rốt xay nhuyễn cất vào lọ thuỷ tinh sạch để trong tủ lạnh được 1 tuần-10 ngày, trứng luộc sẵn vài quả để tủ lạnh. Khi cần chỉ việc lấy ra trộn vào là xong. 3-Rau xanh Rau xà-lách là loại rau thường được sử dụng cho chim cảnh ăn, trên thực tế các bạn có thể sử dụng gần như tất cả các loại rau xanh thông thường khác: cải xanh, cải thảo, bắp cải, rau dền, rau muống... miễn là rau được rửa sạch sẽ, vẩy khô. Chỉ lưu ý tránh không cho chim ăn các loại rau có nhiều dầu, có mùi (rau gia vị như ngò, cần, hành...) hoặc nhiều nhớt như mùng tơi, rau đay... Ngoài ra, một trong những món khoái khẩu của chim là mầm hạt, bạn có thể gieo hạt kê, lúa, yến mạnh, thậm chí cả đậu xanh, đậu đen... trên cát sạch, đất ẩm cho nẩy mầm khoảng 5-10 cm, lấy ra rửa rạch cho chim ăn, sẽ cung cấp lượng vitamin và khoáng chất tuyệt vời cho chim. Đủ đủ chín cũng là nguồn cung cấp carotine rất tốt (như cà-rốt), giúp cho bộ lông chim rực rỡ hơn. Tóm lại, thực đơn ăn phong phú, càng gần thiên nhiên càng tốt, là nguyên tắc quan trọng nhất trong việc chăm nuôi chim cảnh, để chúng có đầy đủ dưỡng chất cần thiết, đảm bảo một đời sống mạnh khoẻ, cân bằng. BIỂU HIỆN THƯỜNG GẶP VỚI TỔ YẾN HÓT Vài biểu hiện trong quá trình sinh nở của chim cần lưu ý: 1- Chim mổ, phá vỡ, ăn trứng: khả năng lớn là thiếu canxi. Cần cung cấp thêm cho chim nguồn canxi dồi dào (vỏ trứng gà giã nhuyễn trộn thêm vào khoáng vi lượng, treo mai mực trong chuồng cho chim gặm suốt ngày, cho chim uống nước khoáng không có gaz...) 2-Chim mổ, cắn, đánh, hất chim con ra khỏi ổ: phần lớn là do thức ăn thiếu đạm, không đủ dưỡng chất. Cần xem lại chế độ ăn cho chim.
Nếu
khi ấy chim con đã lớn, thì rất có thể chim mẹ đánh đuổi con là do nó chuẩn
bị cho lứa con tiếp theo sắp chào đời! Cần chuẩn bị treo vào lồng ngay cho nó
một cái tổ mới giống tổ cũ, treo ở vị trí cũ, còn tổ chim cũ với chim con ở
trong dời đến nơi xa nhất trong lồng, chim bố sẽ chịu trách nhiệm nuôi con
tiếp.
3-Chim tự nhiên bỏ ấp trứng, hoặc bỏ mớm con
(giống trường hợp bạn kể): có thể do nhiệt độ phòng nuôi không ổn định, hoặc
khí hậu bên ngoài bất thường... gây cho chim cảm giác có sự thay đổi đột ngột
về môi trường, khiến chúng nghĩ đến việc thực hiện bản năng "bỏ con chạy
lấy mẹ" như đã nói ở trên. Mùi khí gaz, mùi thuốc lá, mùi bia rượu...,
tiếng động mạnh, tiếng ồn đột ngột (sửa nhà, khoan tường...) xuât hiện trong
phòng nuôi chim cũng có thể gây ra tình trạng này. Ngoài ra, những hành động
can thiệp của người nuôi (bất ngờ xuất hiện bên tổ chim; tìm cách đẩy chim mẹ
ra ngoài tổ để xem chim con, xem trứng, nói to, hắt hơi to... khi đứng gần
chuồng chim...) cũng làm chim sợ hãi bỏ tổ.
Tóm lại, thời điểm chim sinh nở, cũng như con người, là thời điểm rất nhạy cảm, mọi tác động, mọi can thiệp bình thường trước đây đều trở nên khó chấp nhận, phải rất thận trọng khi đến gần ổ chim, và cho chim ăn uống đầy đủ, hợp lí. Nếu những chú chim cảnh cuả bạn quá nhạy cảm và dễ bị stress, nên chuẩn bị
-
Nuôi chúng trong lồng rộng rãi hơn
-
Bệ để lồng chim nên cao quá đầu người, hoặc it nhất cũng ngang tầm mắt. Bản
năng của các loai chim trời là càng lên cao càng yên tâm, hãy đáp ứng cho
chúng điều đó!
-
Chuẩn bị sẵn cho chúng một tình trạng sức khỏe thật tốt trước khi vào mùa
sinh sản.
- Ổ
chim để nơi thoáng mát, nhưng kín đáo, càng xa người, gần tường càng tốt,
chim sẽ cảm thấy an toàn hơn.
-
Hạn chế tối đa việc theo dõi ổ chim khi không thực sự cần thiết.
Tuy vậy vẫn không thể đảm bảo hoàn toàn chim sẽ không bỏ ổ lần sau. Kinh nghiệm cho thấy nếu qua 3 lần làm tổ mà chim vẫn có thói quen xấu bỏ tổ như vậy, thì có thể khẳng định bản năng làm tổ nuôi con của chúng đã bị thoái hoá , hoặc bản thân chim đã bị stress trầm trọng, nên đổi chim mẹ (chim bố) khác hoặc sử dụng các biện pháp của con người để can thiệp giữ lại bầy chim con. Theo hiểu biết của GoldenCanary, hiện nay tại Mĩ, Úc, Canada... đã có bán các loại thuốc chống Stress cho chim trong từng giai đọạn phát triển của chúng. Các bạn ở nước ngoài có thể tư vấn BS thú y thêm để chống Stress cho chim cảnh của mình.
Cuộc sống Việt – theo Golden
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)